Phòng Kế hoạch Tài chính

1. Chức năng
Phòng KH - TC là đơn vị chức năng thăm mưu giúp Hiệu trưởng thực hiện tổ chức và quản lý công tác kế hoạch, tài chính, kế toán trong hoạt động giáo dục đào tạo của trường. Phòng KH - TC làm việc theo sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan tài chính cấp trên và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác kế hoạch, tài chính và giám sát việc sử dụng tài chính, thanh quyết toán theo đúng chế độ, thủ tục và nguyên tác quản lý tài chính của Nhà nước.
2. Nhiệm vụ quyền hạn
2.1 Công tác quy hoạch và kế hoạch tài chính, tài sản, đầu tư và xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc trường lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư và xây dựng dài hạn, ngắn hạn trình Hiệu trưởng phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn việc xây dựng, thẩm định kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn, dự toán ngân sách hàng năm, kế hoạch theo năm học của các đơn vị, tổng hợp trình Hiệu trưởng phê duyệt trước khi báo cáo, thuyết minh với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Hiệu trưởng phê duyệt: kế hoạch sử dụng các nguồn vốn, kinh phí (kể cả các dự án hợp tác, tài trợ, viện trợ) của Trường; phương án phân bổ dự toán thu, chi ngân sách, danh mục mua sắm, sửa chữa tài sản hàng năm của trường.
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị xây dựng hệ thống văn bản chế độ chính sách, như: các quy chế, quy trình, quy định về công tác kế hoạch, quản lý tài chính, tài sản, chi tiêu nội bộ, hạch toán kế toán, thanh toán các khoản kinh phí và quản lý các nguồn thu; quy trình xuất nhập vật tư, văn phòng phẩm; quản lý văn bằng, chứng chỉ; quy trình quản lý và mua sắm tài sản, ... và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật đặc thù phục vụ công tác quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng của trường, phù hợp với các quy định chung và đặc điểm của Trường trình Hiệu trưởng phê duyệt.
- Chủ trì rà soát, sửa đổi, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng tăng quyền tự chủ cho các đơn vị; chi tiết hóa các chế độ chính sách, quy định cụ thể về nội dung và định mức thanh toán phù hợp với thực tế và chế độ, chính sách hiện hành.
- Phối hợp xây dựng kế hoạch các kỳ thi của trường và các kỳ thi được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao; thẩm định dự toán kinh phí của các kỳ thi này và triển khai thực hiện.
- Chủ trì xây dựng kế hoạch, lập dự trù, dự toán và thực hiện duy tu, bảo dưỡng các tài sản,  thiết bị; cải tạo, sửa chữa nhỏ các công trình, nhà cửa.
- Phối hợp với các đơn vị lập dự trù vật tư, văn phòng phẩm trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức mua sắm, cấp phát cho các đơn vị.
2.2 Về công tác quản lý tài chính và tài sản
- Thực hiện nhiệm vụ là đơn vị dự toán cấp II thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc giải ngân các nguồn kinh phí chi thường xuyên, kinh phí NCKH, nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí đào tạo lưu học sinh Lào, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản.
- Thực hiện việc thanh toán các chế độ về tiền lương, các khoản có tính chất lương, phụ cấp nghề, bảo hiểm, thai sản, ốm đau, độc hại, học bổng, trợ cấp xã hội,… cho công chức, viên chức và người học và các khoản chi thường xuyên khác.
- Công tác quản lý các nguồn thu.
- Tổ chức thực hiện nguyên tắc mọi nguồn thu của trường tập trung tại một đầu mối phòng KH-TC và khai thác tốt các nguồn thu cho trường, tăng tích lũy để đầu tư cho cơ sở vật chất của Nhà trường.
- Thực hiện rà soát, đối chiếu và tổ chức thu học phí các hệ đào tạo của các khóa học trước khi ra trường; các khoản thu  dịch vụ của trường.
- Thực hiện công tác quản lý, triển khai và hướng dẫn việc tạm ứng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp. Tổ chức việc cấp phát, quản lý kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, các hoạt động NCKH theo dự toán kinh phí đã được Hiệu trưởng phê duyệt.
- Thực hiện công tác thu hồi công nợ trong và ngoài trường
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong và ngoài Trường đối chiếu công nợ hàng tháng, quý; đôn đốc thu hồi công nợ đối với các đơn vị liên kết đào tạo hệ vừa làm vừa học, các hợp đồng dịch vụ; đối chiếu, thu hồi công nợ các loại tiền điện, nước.
- Kiểm soát chứng từ tạm ứng và thanh toán tạm ứng trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức đôn đốc thu hồi các khoản tạm ứng đến thời hạn thanh toán.
- Công tác thực hiện các nghĩa vụ thuế
- Thực hiện kê khai, quyết toán và nộp các khoản thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế, tổng hợp trình Hiệu trưởng phê duyệt quyết toán các khoản thuế với Cục thuế Nghệ An.
- Thực hiện kê khai và quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho cán bộ viên chức trường và khoản thuế TNCN vãng lai của hợp đồng lao động thời vụ, ngắn hạn được trường chi trả tiền công; tổng hợp trình Hiệu trưởng phê duyệt quyết toán thuế TNCN với Cục thuế Nghệ An.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị và cá nhân liên quan thuộc trường tổ chức thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng đối với các hợp đồng dịch vụ của các đơn vị và cá nhân thuộc trường.
- Công tác quyết toán, báo cáo tài chính.
- Lập báo cáo quyết toán tài chính và thực hiện kiểm toán tài chính hàng năm trình Hiệu trưởng phê duyệt gửi Sở Tài chính Nghệ An để báo cáo theo quy định.
- Thực hiện 03 công khai theo quy định; tự kiểm tra tài chính nội bộ và công tác thanh tra tài chính nội bộ theo định kỳ.
- Thực hiện công tác báo cáo kế hoạch, tài chính định kỳ đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2.3 Công tác khác
- Công tác quản lý tài sản, thiết bị
- Xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa duy tu tài sản, thiết bị và tổ chức thực hiện khi được Hiệu trưởng phê duyệt; chủ trì công tác mua sắm, nghiệm thu và bàn giao các loại tài sản, thiết bị.
- Chủ trì công tác tổng kiểm kê và thanh lý tài sản, trích khấu hao tài sản theo đúng quy định; thu hồi tài sản thanh lý về kho và tham mưu cho Hiệu trưởng thực hiện thanh lý tài sản.
2.4) Công tác tổ chức bộ máy kế toán
- Xây dựng kế hoạch phát triển bộ máy kế toán, kế hoạch.
- Hạch toán kế toán các nghiệp vụ kế toán phát sinh.
- Chủ trì hướng dẫn các đơn vị ghi sổ theo dõi tài sản; hạch toán,  ghi sổ các khoản thu – chi.
- Thực hiện công tác bảo quản và lưu giữ chứng từ, hồ sơ sổ sách kế toán theo đúng qui định; quản lý tài sản của phòng được Nhà trường giao.
3. Nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận trong phòng
3.1 Kế toán Trưởng
- Là người đứng đầu bộ máy kế toán của nhà trường, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong trường.
- Giúp Hiệu trưởng giám sát tài chính của đơn vị kế toán.
- Chịu sự lãnh đạo của Hiệu trưởng.
- Xây dựng, lập kế hoạch ngân sách tài chính; Quản lý tài chính, tài sản.
- Ký duyệt chứng từ thanh toán và ký duyệt chủ trương, dự trù, dự toán khác.
- Theo dõi chi hạn mức kinh phí thường xuyên, tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước.
- Theo dõi chỉ đạo công tác thanh, quyết toán các khoản kinh phí thường xuyên, không thường xuyên và kinh phí đầu tư xây dựng.
- Tham mưu và theo dõi chỉ đạo công tác tổng kiểm kê và thanh lý tài sản.
3.2 Phụ trách kế hoạch
- Xây dựng kế hoạch chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của nhà trường.
- Lập kế hoạch và hướng dẫn các đơn vị trong trường xây dựng kế hoạch nhiệm vụ và kế hoạch ngân sách hoạt động năm học hàng năm.
- Xây dựng và trình Hiệu trưởng kế hoạch kinh phí hoạt động hàng năm cho các đơn vị trong trường và hướng dẫn các đơn vị triển khai, thực hiện kế hoạch kinh phí đã phân bổ theo quyết định.
3.3 Kế toán viên tổng hợp thanh toán và quyết toán
- Thanh toán vào máy các chứng từ tiền mặt thuộc hạn mức kinh phí thường xuyên và nguồn khác;
- Lập bảng kê rút tiền mặt từ kho bạc về quỹ;
- Lập báo cáo tài chính tháng, quý, năm theo đúng quy định;
- Trực tiếp kiểm tra đối chiếu sổ sách với các kế toán phần hành khác;
- Trực tiếp báo cáo khi có yêu cầu các đoàn thanh tra kiểm tra.
3.4 Kế toán viên phụ trách lương, thuế và chế độ HSSV
- Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách về BHYT, BHXH, BHTN và chế độ thai sản cho viên chức;
- Thanh toán lương cho công chức viên chức đúng chế độ và quy định;
- Thanh toán học bổng và các chế độ khác cho HSSV đảm bảo chế độ và thời gian quy định;
-  Thực hiện kê khai, quyết toán và nộp các khoản thuế đúng quy định của nghĩa vụ nộp thuế.
3.5 Kế toán viên – Kế toán tài sản
- Theo dõi và nghiệm thu xuất, nhập tài sản, vật liệu và công cụ dụng cụ;
- Duyệt giá mua sắm, sữa chữa tài sản theo quy định;
- Đánh giá khấu hao tài sản cố định hàng năm, lập biên bản thanh lý tài sản, báo cáo kiểm kê định kỳ hàng năm theo quy định.
3.6 Kế toán viên – Kế toán thu
Theo dõi các khoản thu khác
3.7 Phụ trách quỹ kiêm kho văn phòng phẩm
Thủ quỹ kiêm kho văn phòng phẩm; có trách nhiệm giao nhận bảo quản tiền mặt, hàng hóa theo đúng nguyên tắc tài chính hiện hành.
4. Cơ cấu tổ chức: Gồm 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và các viên chức.
 Danh sách CBVC phòng KH - TC:

 

TT Họ và tên Sinh ngày Trình độ Chức vụ Ghi chú
1 Chu Tuấn Anh 31/08/1973 Thạc sĩ Trưởng phòng  
2 Hồ Thanh Hương 23/01/1982 Thạc sĩ Phó Trưởng phòng  
3 Nguyễn Thị Hồng Ngọc 18/10/1972 Đại học Kế toán Trưởng  
4 Lê Lan Hằng 24/11/1983 Thạc sĩ -  
5 Trần Thị Lan Phương 26/08/1985 Đại học -  
6 Nguyễn Quỳnh Trang 8/8/1991 Đại học -  
           
  Danh sách này có 06 người./.        

file đính kèm:


Bài viết khác