Phòng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học

1. Chức năng
Phòng Đào tạo - NCKH có chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng về công tác đào tạo, khảo thí, nghiên cứu khoa học, bao gồm: công tác tuyển sinh, tổ chức quản lý đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo và xây dựng chương trình mở mã ngành mới; công tác thi vụ, xét, công nhận tốt nghiệp cho người học và công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.
2. Nhiệm vụ
2.1 Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, mở mã ngành mới
- Chủ trì xây dựng kế hoạch đào tạo, nội dung, chương trình đào tạo, đề cương chi tiết học phần, ký hợp đồng biên soạn và tham gia quản lý công tác biên soạn giáo trình, bài giảng đối với các ngành đào tạo chính quy và không chính quy.
- Lập kế hoạch thời gian đào tạo theo năm học, khóa học cho toàn Trường, lập thời khoá biểu theo học kỳ cho các ngành đào tạo.
- Phối hợp tham mưu xây dựng kế hoạch và đề xuất chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm cho các ngành đào tạo. Tham gia các nhiệm vụ tuyển sinh theo quy chế. Phối hợp phòng Công tác HSSV để gọi HSSV trúng tuyển nhập học, xếp lớp. Thu nhận và xử lý những vấn đề về hồ sơ tuyển sinh theo quy định của Hội đồng tuyển sinh trường.
- Chủ trì xây dựng kế hoạch NCKH, thi vụ, thực hành, thực tập sư phạm, thực tế, ngoại khóa...        
- Phối hợp với các khoa xây dựng đề án mở mã ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn của Nhà trường.
- Chủ trì tổ chức đề xuất giải pháp thực hiện đổi mới phương pháp dạy - học, tiếp cận các phương thức đào tạo tiên tiến nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo bậc đại học hệ chính quy của Nhà trường.
2.2 Tổ chức, quản lý hoạt động giảng dạy
- Kiểm tra hoạt động giảng dạy của giảng viên về nội dung, lịch trình giảng dạy theo kế hoạch đối với từng học phần; công tác chuẩn bị bài giảng của cán bộ; tổ chức dự giờ theo nhóm chuyên môn; quản lý, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thực hành thí nghiệm.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tính toán, xác nhận giờ chuẩn, giờ vượt chuẩn, giờ thiếu cho giảng viên và giáo viên để thực hiện chế độ thanh toán theo quy định.
2.3 Tổ chức, quản lý hoạt động học tập của HSSV
- Chủ trì tập huấn, phổ biến quy chế, kế hoạch, chương trình học tập, thi, kiểm tra, đánh giá cho người học; phối hợp với cố vấn học tập xử lý học vụ thường xuyên.
- Phối hợp kiểm tra, theo dõi nề nếp học tập, quản lý kết quả học tập của người học; phối hợp với phòng Công tác HSSV, phòng HC-QT để tổ chức lễ khai giảng, bế giảng các khóa học.
- Chủ trì tổ chức xét học tiếp, thôi học, xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên; chủ trì tổ chức các Hội thi nghiệp vụ sư phạm các cấp cho người học và Hội thi giảng viên giỏi, giáo viên giỏi hàng năm.
- Rà soát, kiểm tra chương trình, khung chương trình, tài liệu, giáo trình, ngân hàng đề thi các hệ đào tạo đang quản lý.
2.4  Công tác tuyển sinh
Là đơn vị tham mưu cho hội đồng tuyển sinh tổ chức các kỳ thi tuyển sinh hệ chính quy, hệ đào tạo liên thông từ trung cấp lên.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng đề án, kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh các khối, ngành, các hệ đào tạo; phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch quảng bá, tư vấn tuyển sinh, tập huấn công tác coi thi tuyển sinh; xây dựng phương án điểm trúng tuyển.
- Tổ chức thực hiện công tác thu nhận, xử lý hồ sơ đăng ký dự thi, coi thi, chấm thi, chấm phúc khảo; chủ trì chuẩn bị hồ sơ xét trúng tuyển; kiểm tra, xử lý hồ sơ trúng tuyển của người học.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan để chuẩn bị đầy đủ thủ tục, điều kiện và văn bản ký kết hợp đồng tuyển sinh với các đơn vị có đào tạo liên thông, theo nhu cầu xã hội, liên kết đào tạo chính quy trong và ngoài tỉnh.
- Chủ trì xây dựng dự toán kinh phí các kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, trung cấp chính quy của Trường.
- Thực hiện chế độ báo cáo và lưu trữ dữ liệu tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.5  Quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ
- Phụ trách việc phát văn bằng, chứng chỉ cho người học thuộc tất cả các loại hình đào tạo, bồi dưỡng bao gồm: liên hệ mua phôi bằng, in bằng và phát bằng.
 - Thực hiện công tác quản lý, lưu trữ, cấp phát văn bằng chứng chỉ theo quy định của Bộ GD&ĐT.
 - Theo dõi, kiểm kê, báo cáo định kì hàng năm cho cấp có thẩm quyền.
 - Phối hợp xử lý các vấn đề liên quan đến văn bằng, chứng chỉ của người học.
2.6  Quản lý công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
- Xây dựng, thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển, các quy định quản lý của Nhà trường về hoạt động khoa học và công nghệ, xuất bản các ấn phẩm khoa học. Thực hiện chế độ báo cáo các nội dung liên quan theo yêu cầu của các cơ quan hữu quan.
- Hướng dẫn các đơn vị trong Trường xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ; theo dõi, quản lý việc tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ của các tổ chức, các cá nhân trong Nhà trường; tổ chức đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp; thẩm định và quy đổi kết quả NCKH hàng năm cho cán bộ giảng dạy; đề xuất khen thưởng, vinh danh các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.
- Theo dõi, quản lý việc tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học của người học; chủ trì, phối hợp tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học.
- Nhận bài, biên tập, tổ chức in ấn, phát hành thông báo khoa học và các ấn phẩm khoa học khác của Nhà trường; tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ.
- Phối hợp với Phòng Kế hoạch - Tài chính trong công tác phân bổ, quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ, xuất bản các ấn phẩm khoa học.
2.7  Công tác khảo thí
- Nghiên cứu ứng dụng các mô hình kiểm tra, đánh giá của các đơn vị ngoài trường vào thực tiễn, tham mưu cho Hiệu trưởng ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn tổ chức thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học.
- Tổ chức xây dựng và định kì cập nhật ngân hàng đề thi học phần; quản lý và tổ chức đề thi học phần cho các hệ đào tạo chính quy và không chính quy.
- Chủ trì tổ chức thi kết thúc học phần cho các hệ đào tạo chính quy, không chính quy.
- Thống kê kết quả học tập của người học và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá người học.
- Tổ chức lưu giữ và bảo mật cơ sở dữ liệu của Trường về kết quả học tập của người học, công tác khảo thí và ngân hàng đề thi.
3. Cơ cấu, tổ chức
  Gồm 01 trưởng phòng, 02 phó phòng và các viên chức.
Danh sách BCGV phòng Đào tạo -NCKH
TT Họ và tên Sinh ngày Trình độ Chức vụ Ghi chú
1 Đàm Thị Ngọc Ngà 27/02/1982 Tiến sĩ Phó Hiệu trưởng  
2 Hoàng Đình Hải 19/09/1978 Tiến sĩ Trưởng phòng  
3 Lê Thị  Hương Quê 07/05/1977 Thạc sĩ Phó Trưởng phòng  
4 Dương Quang Hào 09/04/1967 Đại học -  
5 Phạm Thị Thu Hiền 21/10/1978 Thạc sĩ -  
6 Nguyễn Thị Thanh Hiền 21/12/1983 Thạc sĩ -  
7 Phạm Thị Mỹ 04/02/1982 Thạc sĩ -  
8 Hồ Thị An Nhung 13/01/1984 Thạc sĩ -  
9 Nguyễn Thị Phúc 18/09/1978 Thạc sĩ -  
  Danh sách này có 09 người./.        

file đính kèm:


Bài viết khác